Marian Rejewski
Marian Rejewski

Marian Rejewski

 Marian Adam Rejewski (tiếng Ba Lan: [ˈmarjan rɛˈjɛfskʲi] (nghe); 16 tháng 8 năm 1905 - 13 tháng 2 năm 1980) là một nhà toán học và mật mã học người Ba Lan, người vào cuối năm 1932 đã tái tạo lại cỗ máy mật mã Enigma không thể nhìn thấy của quân đội Đức, với sự hỗ trợ bằng các tài liệu còn khá hạn chế do tình báo quân sự Pháp thu thập được. Trong gần bảy năm tiếp theo, Rejewski và các nhà toán học-mật mã học Jerzy RóżyckiHenryk Zygalski đã phát triển và sử dụng các kỹ thuật và thiết bị để giải mã mật mã máy của Đức, ngay cả khi người Đức đưa ra các sửa đổi đối với thiết bị và quy trình mã hóa của họ. Năm tuần trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, người Ba Lan, tại một hội nghị ở Warsaw, đã chia sẻ thành tựu của họ với người Pháp và người Anh. Nhờ vậy, quân đội Anh đã có thể bắt đầu đọc các thông điệp được mã hóa bằng Enigma của Đức, bảy năm sau khi Rejewski tái tạo lại cỗ máy ban đầu. Thông tin tình báo mà người Anh thu được từ việc giải mã Enigma đã hình thành nên một phần của thứ có tên mã là Ultra và đã mang lại đóng góp có tính quyết định đến sự thất bại của quân Đức. [Note 1]Năm 1929, khi còn đang theo học ngành toán tại Đại học Poznań, Rejewski đã tham dự một khóa học mật mã bí mật do Cục Cơ yếu của Bộ Tổng tham mưu Ba Lan (Biuro Szyfrów) tiến hành. Ông sau đó tham gia Cục này vào tháng 9 năm 1932. Do không thành công trong việc đọc các tin nhắn do Enigma mã hóa truyền ra, Cục Cơ yếu đã yêu cầu Rejewski bắt tay vào giải quyết vấn đề này vào cuối năm 1932. Ông đã suy luận ra hệ thống dây điện bí mật bên trong của chiếc máy chỉ sau vài tuần. Rejewski và hai đồng nghiệp của mình sau đó đã phát triển các kỹ thuật liên tiếp để giải mã các thông điệp từ Enigma. Những đóng góp của riêng ông gồm có danh mục thẻ mật mã, được lấy từ máy đo vòng quay mà ông đã phát minh ra, và bomba mật mã.Năm tuần trước khi Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Rejewski và các đồng nghiệp đã trình bày thành tích của họ với các đại diện tình báo của Pháp và Anh có mặt tại Warsaw. Một thời gian ngắn sau khi chiến tranh bùng nổ, các nhà mật mã học Ba Lan đã được sơ tán đến Pháp, nơi họ tiếp tục phá vỡ các thông điệp được giải mã bởi Enigma. Họ và các nhân viên hỗ trợ của họ một lần nữa bị buộc phải di tản sau khi nước Pháp sụp đổ vào tháng 6 năm 1940, và phải tiếp tục công việc bí mật vài tháng sau đó tại Vichy. Sau khi "Vùng tự do" của Pháp bị Đức chiếm đóng vào tháng 11 năm 1942, Rejewski và Zygalski chạy trốn qua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Gibraltar để đến Anh. Tại đây, họ gia nhập Lực lượng vũ trang Ba Lan và bắt tay vào công việc giải mật mã cấp thấp của quân Đức.Sau chiến tranh, Rejewski đoàn tụ với gia đình ở Ba Lan và làm công việc kế toán. Trong hai thập kỷ, ông giữ im lặng về công việc mật mã trước chiến tranh và thời chiến của mình để tránh sự chú ý có thể gây bất lợi từ chính phủ cộng sản do Liên Xô kiểm soát tại Ba Lan. Ông đã phá vỡ sự im lặng của mình vào năm 1967 khi cung cấp cho Viện Lịch sử Quân sự Ba Lan cuốn hồi ký về công việc của mình trong Cục Cơ yếu. Ông qua đời ở tuổi 74 sau một cơn đau tim. Ông được chôn cất và truy tặng các danh hiệu quân sự tại Nghĩa trang Quân đội Powązki, Warsaw.[7]